...

Xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc: Những lưu ý cho doanh nghiệp

29 Tháng 10, 2019

Năm 2018, Trung tâm trọng Quốc tế Việt Nam (VIAC) đã giải quyết 91/180 vụ tranh chấp với các bên có quốc tịch từ Hàn Quốc.

Cụ thể, theo báo cáo của VIAC, năm 2018, VIAC đã giải quyết 180 vụ việc đến từ 60 quốc gia và vùng lãnh thổ, và 53/63 tỉnh thành có doanh nghiệp giải quyết tranh chấp VIAC. Trong đó, có 91 vụ tranh chấp có các bên có quốc tịch từ Hàn Quốc. Ngoài ra, lĩnh vực tranh chấp khá đa dạng, tranh chấp thương mại hàng hoá, tranh chấp dịch vụ, đầu tư, tuy nhiên, tranh chấp trong hoạt động M&A chiếm tới 78% tổng số các vụ việc.

Đó là thông tin được đưa ra tại hội thảo "Hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến xuất khẩu sang Hàn Quốc", do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức chiều ngày 24/4.

Ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI cho biết, các doanh nghiệp Việt Nam với thế mạnh xuất khẩu các mặt hàng quan trọng như dệt may, thủy sản, da giày, hoa quả... đang mong muốn mở rộng thị trường xuất khẩu để giảm áp lực tiêu thụ sản phẩm.

Lường trước rủi ro 

Theo chia sẻ của ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI: Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp hai nước đều đánh giá cao tiềm năng, sức tiêu thụ của thị trường mỗi nước. Theo đó, các doanh nghiệp Việt Nam với thế mạnh xuất khẩu các mặt hàng quan trọng như dệt may, thủy sản, da giày, hoa quả... đang mong muốn mở rộng thị trường xuất khẩu để giảm áp lực tiêu thụ sản phẩm.

Mặt khác, Hàn Quốc và Việt Nam có nhiều điểm tương đồng, hiểu biết nhau về văn hóa, thói quen, cách ứng xử nên sẽ là điều kiện thuận lợi đề thúc đẩy giao thương giữa hai nước. Doanh nghiệp Việt cũng muốn lồng ghép hoạt động xuất khẩu với kết hợp mục tiêu kêu gọi đầu tư song phương.

Theo đó, hiện nay, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 2 Việt Nam. Tính đến tháng 12/2018, kim ngạch thương mại song phương hai nước đã đạt 65,7 tỷ USD và dự kiến năm 2020 phấn đấu đạt mức kim ngạch song phương lên tới 100 tỷ USD.

Để hiện thực hoá được mục tiêu này, bà Kim Sung Hee, chuyên gia hải quan thuộc Cơ quan thương mại Hàn Quốc nêu ra một số lưu ý đối với doanh nghiệp Việt Nam.

Cụ thể, "trước khi xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc, doanh nghiệp nên tìm hiểu rõ các quy định, thị hiếu của người tiêu dùng cũng như các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực thẩm. Đặc biệt là dự lượng thuốc bảo vệ thực vật trong các sản phẩm nông nghiệp. Bên cạnh đó, lộ trình về cắt giảm thuế, biểu thuế đối với từng ngành hàng, sản phẩm mà doanh nghiệp muốn xuất khẩu vào Hàn Quốc doanh nghiệp cũng cần phải nắm rõ", Kim Sung Hee, nhấn mạnh.

Ưu tiên giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại

Trong hoạt động thương mại nói chung và thương mại quốc tế nói riêng việc xảy ra tranh chấp thương mại là không thể tránh khỏi. Vì vậy, đề xuất về phương pháp giải quyết khi xảy ra tranh chấp thương mại, ông Vũ Ánh Dương, Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) đề xuất nên giải quyết bằng trọng tài quốc tế.

 
Ông Vũ Ánh Dương - Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Trung tâm Trọng tài
Quốc tế Việt Nam (VIAC)

Theo đó, hiện nay có nhiều phương thức giải quyết tranh chấp khác nhau, trong đó là có thể kể đến như thương lượng giữa hai bên. Đâylà cách thức đơn giản nhất, hiệu quả nhất, tiết kiệm nhất và không cần sự giúp đỡ của bên thứ ba.

Tuy nhiên, trong thực tiễn, trong nhiều trường hợp giữa hai bên khó có thể giải quyết tranh chấp thương mại bằng cách thương lượng thì cần có sự tham gia của cơ quan thứ ba đó là hoà giải. Tuy nhiên, trong hoạt động thương mại quốc tế, hình thức này không phổ biến bằng trọng tài hoặc toà án.

Về phương pháp giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài, theo báo cáo của PwC đã chỉ ra trong các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại, đặc biệt là tranh chấp xuyên biên giới, có yếu tố nước ngoài thì hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quốc tế là phổ biến và được doanh nghiệp ưu tiên sử dụng hơn cả.

Các chỉ số nghiên cứu từ báo cáo cho thấy, tiêu chí ưu tiên nhất là chuyên môn của trọng tài viên, tiếp theo là yếu tố tính trung lập.

Phân tích điều này ông Vũ Ánh Dương cho biết, khi quan hệ giữa Việt Nam – Hàn Quốc là hai quốc gia khác nhau thì khi lựa chọn trọng tài để giải quyết tranh chấp sẽ đảm bảo được tính trung lập hơn. Bởi, nguyên tắc giải quyết tranh chấp của trọng tài có đặc điểm ưu tiên thoả thuận tự do của các bên tranh chấp.

Ví dụ, như các bên có quyền được lựa chọn trọng tài viên. Cụ thể, khi doanh nghiệp xảy ra tranh chấp đưa ra toà án, toà án, thẩm phán tại một quốc gia có cùng quốc tịch với một bên tranh chấp để giải quyết, tuy nhiều điều này khó đảm bảo được tính khách quan, trung lập trong quá trình giải quyết tranh chấp.

"Nhưng khi giải quyết bằng trọng tài thì doanh nghiệp hoàn toàn có quyền lựa chọn trọng tài viên có quốc tịch khác với các bên. Như vậy, sẽ phù hợp và đảm bảo được tính trung lập", ông Vũ Ánh Dương nhấn mạnh.

Được biết tại VIAC cũng có danh sách trọng tài viên bao gồm người Việt Nam và người Hàn Quốc, khi có tranh chấp xảy ra, doanh nghiệp hoàn toàn có thể lựa chọn trọng tài viên phù hợp để giải quyết tranh chấp của mình. Ngoài ra, nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài cũng rất đáng được lưu tâm, đó là nguyên tắc không công khai, đảm bảo tính bảo mật của trọng tài thay vì công khai như toà án. 

"Trong kinh doanh thuơng mại, công khai là cần thiết tuy nhiên, có những vụ việc, đặc biệt là trường hợp xảy ra tranh chấp giữa các công ty đại chúng, thì mức độ tác động của việc tranh chấp sẽ ảnh hưởng mạnh tới hoạt động của doanh nghiệp", ông Vũ Ánh Dương nhấn mạnh.

Theo Ngọc Hà/ Diễn đàn Doanh nghiệp/ 24-04-2019.

Tin liên quan

  • VCCI
    VIBOnline
    Trường đại học ngoại thương
    Trường Đại Học Luật
    VCCI