...

COVID-19: Thị trường, nhà nước và xã hội

11 Tháng 3, 2020

Chúng ta thử phân tích xem ba thiết chế này đang vận hành như thế nào. Dịch SARS-CoV-2 đang được không chế khá tốt ở Việt Nam. Ba thiết chế thị trường, Nhà nước và xã hội đang tương tác ngày một suôn sẻ hơn.

Phong trào phát khẩu trang miễn phí đã củng cố tinh thần tương thân, tương ái và sự gắn kết xã hội.

Nhu cầu thị trường

Khi dịch SARS-CoV-2 bùng phát ở Trung Quốc, cầu về khẩu trang và dung dịch rửa tay tăng đột biến. Cầu tăng trước hết là ở Trung Quốc. Cầu tăng ở Trung Quốc, thì giá tăng ở Trung Quốc. Giá tăng ở Trung Quốc, thì các vật tư y tế này bị hút từ Việt Nam sang Trung Quốc.

Khi dịch bệnh bắt đầu lây sang Việt Nam và thông tin về dịch bệnh được đưa tràn gập, thì cầu ở nước ta cũng tăng đột biến. Trước áp lực của cầu tăng, trong lúc cung lại bị giảm (vì hoạt động xuất khẩu sang Trung Quốc nói trên), nhiều doanh nghiệp và cửa hàng thuốc ở Việt nam bắt đầu tăng giá.

Theo quy luật thị trường, cầu tăng thì giá tăng. Giá tăng chưa hẳn đã xấu. Vì đó là động lực để thu hút đầu tư vào các thiết bị y tế đang bị thiếu hụt. Đầu tư được thu hút, thì cung về các thiết bị nói trên sẽ tăng lên. Cung về các thiết bị nói trên tăng lên, thì giá của chúng sẽ giảm xuống. Cuối cùng, người dân sẽ được hưởng lợi.

Một hiệu ứng tích cực khác của việc tăng giá là giá tăng thì cầu giảm. Người dân mua để tích trữ cũng sẽ ít hơn. Nhờ đó, sự thiếu hụt sẽ không trở nên quá nghiêm trọng như vừa qua. Thị trường dùng “bàn tay vô hình” để điều hòa mọi chuyện. Và nhiều nhà lý thuyết cho rằng đây là cách phản ứng hiệu quả nhất.

Vấn đề của thị trường là nó phản ứng không đủ nhanh. Để khống chế dịch bệnh bùng phát, chạy đua với thời gian là quan trọng nhất. Thời gian để khống chế dịch SARS-CoV-2 bùng phát ở Việt Nam là vô cùng ít.

Thực tế, chúng ta chỉ có một vài tuần, thậm chí một vài ngày để làm công việc này. Chờ “bàn tay vô hình” điều hòa mọi chuyện, thì sẽ là quá trễ. Dịch bệnh đã bùng phát thì sẽ tăng lên ngày qua ngày theo cấp số nhân. Mà như vậy thì không thể nào có đủ bệnh viện, phương tiện y tế và nhân lực để cứu chữa.

Vai trò của Nhà nước

Để khắc phục khiếm khuyết nói trên của thị trường, Nhà nước đã lập tức vào cuộc. Phản ứng của Nhà nước là cấm tăng giá, cấm đầu cơ khẩu trang và dung dịch sát khuẩn.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp, đã ra lệnh không được găm hàng, không được tăng giá và cảnh báo sẽ phạt nặng, đồng thời rút giấy phép ngay lập tức bất cứ cửa hàng nào vi phạm mệnh lệnh nói trên.

Cách phản ứng này đã giúp cho giá cả các vật tư y tế nói trên không bị đẩy lên cao. Nhờ đó nhiều người dân đã có thể mua được khẩu trang và dung dịch sát khuẩn để chủ động phòng chống dịch.

  "Ba thiết chế thị trường, Nhà nước và xã hội đang tương tác và “bắt tay” đối phó với SARS-CoV-2".

Trong điều kiện vật tư y tế tăng giá, cách phản ứng của Nhà nước rõ ràng không khuyến khích đầu tư vào sản xuất khẩu trang, và dung dịch sát khuẩn. Để giảm bớt hiệu ứng này, Chính phủ đã tìm cách giảm thuế nhập khẩu cho các vật tư y tế.

Phản ứng chính sách này đã tạo ra một sự cân bằng cần thiết. Vấn đề là lệnh cấm của Nhà nước phải được thực thi hiệu quả và công bằng. Nếu đội ngũ công chức không làm được điều này, lệnh cấm chỉ tạo điều kiện làm giàu cho những kẻ kinh doanh vô đạo đức.

Phản ứng của xã hội

Xã hội phản ứng với việc khống chế dịch SARS-CoV-2 theo cách của mình và cũng khá đa dạng. Phản ứng dễ nhận thấy nhất là phong trào đua nhau mua khẩu trang và nước sát khuẩn. Nhà nhà mua, người mua đã tạo ra một cuộc khủng hoảng thiếu hụt thật sự về các vật tư thiết bị y tế nói trên. Tình trạng thiếu hụt còn trở nên nghiêm trọng hơn khi không ít người mua không chỉ để dùng, mà còn để tích trữ.

Và xu thế chung là: càng thiếu hụt khẩu trang và nước sát khuẩn, tâm lý tích trữ chúng càng được kích hoạt. Tâm lý tích trữ càng được kích hoạt thì sự thiếu hụt càng trở nên nghiêm trọng hơn. Hiệu ứng vừa thiếu, vừa thừa của thời bao cấp đã xảy ra. Thừa cho rất nhiều gia đình, nhưng thiếu cũng cho rất nhiều gia đình. Quy luật cung cầu của thị trường đã bị đánh bại. Bán theo định mức là phản ứng chính sách bắt buộc phải có ở đây. Và nó cũng đã được đưa ra.

Một phản ứng khác của xã hội là lên án việc tăng giá khẩu trang và dung dịch sát khuẩn. Áp lực của xã hội lớn đến mức, “liên minh” chống lại chính sách cấm tăng giá của một số cửa hàng thuốc nhanh chóng bị tan rã trước khi Nhà nước kịp ra tay. Phong trào phát khẩu trang miễn phí là cách phản ứng khác của xã hội.

Nhiều tổ chức, cá nhân trong cả nước đã dùng kinh phí của mình để mua và phát khẩu trang cho những người qua đường. Hiệu ứng của phong trào lan ra cả các cửa hàng thuốc. Nhiều cửa hàng thuốc cũng bắt đầu phát khẩu trang miễn phí. Phong trào phát khẩu trang miễn phí có một ý nghĩa rất lớn. Nó vừa đáp ứng nhu cầu của nhiều người dân, vừa cũng cố tinh thần tương thân, tương ái và sự gắn kết xã hộ

Tin liên quan

  • VCCI
    VIBOnline
    Trường đại học ngoại thương
    Trường Đại Học Luật
    VCCI