Góc nhìn trọng tài viên

Góc nhìn trọng tài viên

Chương trình Đối thoại đầu tuần Báo Đầu tư: “Kích cầu Đầu tư tư nhân”

Chương trình Đối thoại đầu tuần Báo Đầu tư: “Kích cầu Đầu tư tư nhân”

09 Tháng 4, 2024

Làm thế nào để đưa khu vực doanh nghiệp tư nhân vượt qua khó khăn, trở lại sự năng động vốn có. Kích cầu đầu tư tư nhân có phải là giải pháp cần bàn tới rốt ráo vào thời điểm này? Chương trình Đối thoại đầu tuần với chủ đề "Kích cầu đầu tư tư nhân", do Báo Đầu tư thực hiện với sự tham gia của của ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam; TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế và ông Đậu Anh Tuấn, Phó tổng thư ký Liên đoàn Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Trọng tài viên VIAC.

Điều kiện có hiệu lực của thỏa thuận trọng tài - Những lưu ý cho Doanh nghiệp

Điều kiện có hiệu lực của thỏa thuận trọng tài - Những lưu ý cho Doanh nghiệp

04 Tháng 4, 2024

Hiện nay, Trọng tài Thương mại là một trong những phương thức giải quyết tranh chấp khá phổ biến được doanh nghiệp lựa chọn do có nhiều ưu điểm, như tôn trọng tối đa tự do thỏa thuận của các bên, thủ tục linh hoạt, nhanh chóng, việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài không công khai, phán quyết trọng tài có giá trị chung thẩm…. Tuy nhiên, cũng có không ít trường hợp, thỏa thuận trọng tài của các bên bị xem là không thể thực hiện được hay vô hiệu bởi các bên chưa nắm rõ các quy định của pháp luật hoặc chủ quan trong quá trình kí kết hợp đồng.

Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Phan Đức Hiếu: Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ có tác động lớn

Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Phan Đức Hiếu: Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ có tác động lớn

04 Tháng 4, 2024

Tại kỳ họp bất thường lần thứ năm vừa qua, Quốc hội đã thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) với 87,63% tổng số đại biểu Quốc hội tán thành. Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Phan Đức Hiếu đã chia sẻ về quá trình hoàn thiện dự thảo trình Quốc hội thông qua và một số điểm mới, có tác động lớn trong quan hệ kinh tế - xã hội của Luật Đất đai (sửa đổi).Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội Phan Đức HiếuPV: Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Đất đai (sửa đổi). Ông có thể cho biết công tác hoàn thiện dự thảo luật được thực hiện ra sao?Từ góc độ cơ quan thẩm tra trong quá trình thẩm tra, tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự án Luật Đất đai (sửa đổi), Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phải đối mặt với nhiều thách thức đan xen. Đó là yêu cầu, đòi hỏi của Quốc hội, của cử tri; là yêu cầu về chất lượng cao của luật; yêu cầu về việc phải tiếp thu, giải trình kỹ lưỡng tất cả các ý kiến của cử tri nhưng thời gian lại rất hạn chế. Đây là bài toán không dễ giải của các cơ quan liên quan, nhất là đối với một đạo luật lớn như Luật Đất đai (sửa đổi) gồm 260 điều.Để hóa giải thách thức này, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã phải tăng cường nhân lực và làm việc thêm thời gian với sự nỗ lực và quyết tâm lớn hơn rất nhiều lần vì mục tiêu có được một đạo luật chất lượng tốt nhất, đáp ứng tốt nhất những kỳ vọng của cử tri và nhân dân.PV: Ông có thể cho biết những nhóm nội dung mới nổi bật được quy định trong luật?Cá nhân tôi cho rằng có 5 nhóm nội dung mới: Thứ nhất, nhóm các quy định nhằm bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất như mở rộng quyền sử dụng đất với đối tượng là công dân Việt Nam, kể cả định cư sinh sống ở nước ngoài; chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số…Thứ hai, việc tiếp cận đất đai của người dân và doanh nghiệp như quy định thu hồi đất phục vụ cho việc xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội, phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh. Điều này được thiết kế mới, thể chế hóa đầy đủ Điều 54 Hiến pháp năm 2013, tức là chỉ thu hồi đất trong trường hợp thực sự cần thiết...Thứ ba, nâng cao hiệu quả sử dụng đất như đất sử dụng kết hợp đa mục đích; thu hẹp lại trường hợp phải xin phép khi chuyển mục đích sử dụng đất; việc nhận chuyển nhượng đất trồng lúa với người không trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhưng nhận quá hạn mức thì buộc phải thành lập doanh nghiệp và có những phương án sản xuất, kinh doanh.Thứ tư, về tài chính đất đai như: Tách bạch vấn đề về định giá đất với chính sách hỗ trợ miễn giảm về đất; một số chính sách để ổn định tiền thuê đất như đầu vào hoạt động sản xuất, kinh doanh…Thứ năm, nâng cao hiệu quả, hiệu lực về quản lý nhà nước. Nhiều quy định cải cách, cắt giảm bớt thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người dân với nhiều vấn đề quan trọng như thông tin, dữ liệu về đất đai, có cơ chế tạo thuận lợi hơn cho việc huy động sự tham gia của người dân, các định chế chính trị - xã hội giám sát việc thực thi cũng như là xây dựng chính sách về quản lý, sử dụng đất đai.PV: Cân bằng lợi ích của các bên liên quan đến đất đai là vấn đề “nóng” khi thực hiện thu hồi đất, giải phóng mặt bằng. Vấn đề này được giải quyết như thế nào trong luật, thưa ông?Quan hệ pháp luật đất đai có tính chất rất đặc biệt so với các quan hệ kinh tế - xã hội khác. Bởi nó luôn tồn tại lợi ích của 3 bên: Nhà nước, người sử dụng đất và người muốn tiếp cận đất; đôi khi lợi ích của các bên không đồng nhất. Từ phía người muốn tiếp cận đất đai như doanh nghiệp luôn mong muốn giá hợp lý, nhưng người sử dụng đất phải nhường đất luôn mong muốn một giá rất cao, ngoài ra còn có vai trò của Nhà nước. Do đó, nếu như trong một quy định lại đặt lợi ích của một nhóm đối tượng này lên cao hơn thì các đối tượng khác sẽ bị thiệt hại. Ngoài ra, quan hệ đất đai ở Việt Nam còn có tính chất lịch sử, văn hóa trong việc sử dụng đất của các vùng miền, các nhóm đối tượng cũng khác nhau.Từ kinh nghiệm của người tham gia vào quá trình xây dựng, ban hành nhiều đạo luật, tôi cho rằng Luật Đất đai (sửa đổi) là đạo luật khó nhất và giải quyết câu chuyện cân bằng lợi ích của các bên là điều rất khó. Do đó, nỗ lực của cơ quan làm luật là làm cho tất cả các bên đều cảm thấy hài lòng ở mức cao nhất.PV: Quy định công nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất đến trước ngày 1-7-2014 là điểm đáng chú ý trong Luật Đất đai (sửa đổi), nội dung này được quy định ra sao, thưa ông?Điều 138 của Luật Đất đai (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua có quy định xem xét công nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất đến trước ngày 1-7-2014. Cụ thể là cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất mà không vi phạm pháp luật về đất đai, không thuộc trường hợp đất được giao không đúng thẩm quyền đến trước ngày 1-7-2014.Trong Điều 138 quy định rõ một số nguyên tắc cơ bản và sau đó sẽ giao cho Chính phủ quy định chi tiết. Với tính chất của Luật Đất đai (sửa đổi) không thể quy định chi tiết hơn nữa trong luật. Do đó phải giao Chính phủ quy định cụ thể, chi tiết từng trường hợp, từng thời điểm, hồ sơ, giấy tờ...PV: Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã đề nghị Chính phủ sớm áp thuế cao với người có nhiều tài sản nhà đất. Ông có thể cho biết thêm về vấn đề nàyĐể phát huy hiệu quả sử dụng đất không phải chỉ Luật Đất đai (sửa đổi) mà đòi hỏi phải có sự thay đổi nhiều chính sách, ví dụ như chính sách thuế. Việc áp thuế cao với người có nhiều tài sản nhà đất nằm trong nhóm chính sách tăng hiệu quả sử dụng đất đai, nhưng lại không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đất đai (sửa đổi) mà thuộc lĩnh vực thuế. Tôi cũng mong muốn chính sách về thuế nói chung, trong đó có chính sách về thuế liên quan đến việc sử dụng đất đai sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, đúng như một trong những mục tiêu Luật Đất đai (sửa đổi) đề ra.PV: Ban hành hướng dẫn chi tiết là nội dung quan trọng bảo đảm thi hành luật hiệu quả. Ông có thể thông tin sơ bộ về việc chuẩn bị các văn bản hướng dẫn của Chính phủ đối với Luật Đất đai (sửa đổi)Khi trình dự thảo luật, Chính phủ cũng đã gửi kèm theo các dự thảo nghị định để hướng dẫn chi tiết thi hành luật. Thống kê sơ bộ cho thấy, có khoảng 65 điều, khoản giao Chính phủ quy định chi tiết; Chính phủ sẽ phải ban hành nghị định hướng dẫn các điều, khoản này. Số lượng dự thảo cơ quan soạn thảo gửi kèm theo hồ sơ dự án luật chỉ là dự kiến, vì trong quá trình thi hành, số lượng nghị định, hướng dẫn có thể tăng hoặc giảm. Quan trọng nhất là nội dung hướng dẫn phải đầy đủ, có thể một nghị định hướng dẫn nhiều điều, khoản của luật.Tôi mong muốn, sau khi Luật Đất đai (sửa đổi) được thông qua, Chính phủ sớm có kế hoạch cụ thể để triển khai thi hành luật; trong đó, xác định rõ cơ quan làm đầu mối chủ trì tham mưu soạn thảo các nghị định.Xin cảm ơn ông! Theo Báo Hà Nội Mới đăng ngày 21/01/2024

ESG – Nhân tố mới dưới góc nhìn pháp luật tại Việt Nam

ESG – Nhân tố mới dưới góc nhìn pháp luật tại Việt Nam

02 Tháng 4, 2024

ESG là viết tắt của cụm từ Environment (Môi trường), Social (Xã hội) và Governance (Quản trị). Đây là ba yếu tố cơ bản để tạo nên một mô hình kinh doanh bền vững và nếu xét trên bề rộng của xã hội, đây cũng là nhân yếu tố thiết yếu của nền kinh tế chung hướng tới sự phát triển bền vững.

Trọng tài viên Lưu Tiến Dũng ra mắt sách “Án lệ Việt Nam – Phân tích và Luận giải” tập 2

Trọng tài viên Lưu Tiến Dũng ra mắt sách “Án lệ Việt Nam – Phân tích và Luận giải” tập 2

23 Tháng 2, 2024

Sau khi phát hành cuốn Án lệ Việt Nam – Phân tích và luận giải tập 1 (từ án lệ số 01 đến số 43), đầu năm 2024 TS. Ls. Lưu Tiến Dũng tiếp tục biên soạn và cho ra mắt tập 2 phân tích và luận giải các án lệ từ số 44 đến 70. 

Chuyên gia, TTV VIAC góp ý dự thảo Nghị định của Chính phủ phân cấp quản lý Nhà nước một số lĩnh vực cho Thành phố Hồ Chí Minh

Chuyên gia, TTV VIAC góp ý dự thảo Nghị định của Chính phủ phân cấp quản lý Nhà nước một số lĩnh vực cho Thành phố Hồ Chí Minh

12 Tháng 1, 2024

Ngày 10 tháng 1 năm 2024 vừa qua, tại Hội nghị “Nghiên cứu, thảo luận ý kiến đối với dự thảo Nghị định của Chính phủ phân cấp quản lý Nhà nước một số lĩnh vực cho Thành phố Hồ Chí Minh” do Ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh chủ trì, nhiều vấn đề, vướng mắc đã được đưa ra thảo luận. Đóng góp tại Hội nghị này, các trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) cũng đã có những chia sẻ, phân tích, cùng với đó là đề xuất một số điểm sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện hơn dự thảo Nghị định nói trên.

Trọng tâm khai thác thị trường nội địa trong 'cỗ xe tứ mã' tăng trưởng kinh tế

Trọng tâm khai thác thị trường nội địa trong 'cỗ xe tứ mã' tăng trưởng kinh tế

28 Tháng 12, 2023

(ĐTTCO) - Đây là chia sẻ của TS. Trần Du Lịch, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2024 do Báo Người Lao Động tổ chức sáng nay 19-12.

Cần làm gì để thu hút nguồn lực từ Hoa Kỳ trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao?

Cần làm gì để thu hút nguồn lực từ Hoa Kỳ trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao?

28 Tháng 12, 2023

Tại Tọa đàm với chủ đề “Thúc đẩy thu hút các nguồn lực cho các khu công nghiệp công nghệ cao với thị trường Hoa Kỳ” diễn ra ngày 30/11, các chuyên gia nhận định, hoạt động đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam trong trong thời gian tới sẽ có động lực tăng trưởng mạnh mẽ.Tính đến năm 2022, theo Bộ Kế hoạch Đầu tư, các công ty Hoa Kỳ đã đầu tư vào Việt Nam tổng cộng 1.216 dự án với tổng số vốn đăng ký đạt 11.4 tỷ USD. Con số này dù vẫn còn khá khiêm tốn so với nhiều nước nhưng có xu hướng sẽ tăng lên đáng kể.Đặc điểm quan trọng của xu hướng dịch chuyển vốn, công nghệ và chuỗi cung ứng từ Hoa Kỳ vào Việt Nam rất bài bản, chuyên nghiệp gắn với công nghệ mới, nâng cao điều kiện làm việc, kiến thức kỹ thuật và chuyên môn … qua đó, góp phần thúc đẩy phát triển môi trường đầu tư, kinh tế Việt Nam.

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa: 'Không nên bỏ trách nhiệm thu thập chứng cứ của tòa'

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa: 'Không nên bỏ trách nhiệm thu thập chứng cứ của tòa'

28 Tháng 12, 2023

Nhiều đại biểu không đồng tình việc bãi bỏ nghĩa vụ thu thập chứng cứ của tòa án, vì như vậy sẽ gây khó khăn cho đương sự, nhất là người yếu thế. Chiều 22.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án luật Tổ chức TAND sửa đổi. Một trong những nội dung được nhiều đại biểu quan tâm, đó là dự thảo đề xuất bãi bỏ nghĩa vụ thu thập chứng cứ của tòa án, bao gồm cả án hành chính và án dân sự.Việc thu thập chứng cứ sẽ giao hoàn toàn cho đương sự. Tòa án chỉ giữ vai trò trọng tài, xét xử trên cơ sở các chứng cứ do đương sự cung cấp; sẽ hỗ trợ việc thu thập chứng cứ đối với người yếu thế.

  • Trường Đại học Luật Tp.HCM
    VCCI
    VIBOnline
    Trường đại học ngoại thương
    Trường Đại Học Luật
    VCCI