...

Chuyển đổi số là “chìa khóa” phát triển kinh tế

11 Tháng 5, 2021

Tiến sĩ Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh, Trọng tài viên trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt nam (VIAC): “Kinh tế số và thương mại điện tử đang định hình lại phương thức sản xuất kinh doanh khi nó tạo ra nhiều lĩnh vực mới, làm mờ ranh giới giữa các ngành truyền thống, thông minh hóa quy trình sản xuất và tối ưu hóa chuỗi giá trị. Đồng thời, kinh tế số và thương mại điện tử cũng tạo đột phá trong nâng cao khả năng và chất lượng quản trị. Tuy nhiên, khi chuyển đổi số, doanh nghiệp cũng cần lưu ý đến 5 trụ cột đó là: Văn hóa và chiến lược kinh doanh số; Gắn kết và tối ưu trải nghiệm khách hàng; Tối ưu quy trình, công nghệ hóa; Phân tích và quản lý dữ liệu”

Vai trò trong nền kinh tế không tiếp xúc

Tiến sĩ Võ Trí Thành cho rằng, chuyển đổi số đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế không tiếp xúc, giúp thực hiện thành công "nhiệm vụ kép", vừa chống dịch Covid-19 vừa phục hồi tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, ông Võ Trí Thành nhấn mạnh chuyển đổi số là nhiệm vụ của toàn xã hội, cần tận dụng cơ hội của thành tựu cách mạng lần thứ tư để phát triển kinh tế số, xây dựng Chính phủ điện tử, xã hội số, doanh nghiệp số, góp phần nâng cao năng suất và giá trị gia tăng ở các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế.

Theo ông Võ Trí Thành, chuyển đổi số là tổng hòa của 5 trụ cột: Văn hoá, chiến lược kinh doanh số; gắn kết và tối ưu trải nghiệm khách hàng; tối ưu quy trình; công nghệ hóa; phân tích và quản lý dữ liệu. Để quá trình chuyển đổi số thành công, các doanh nghiệp cần nghĩ lớn, làm cụ thể, quyết liệt từ việc nhỏ, nâng cao tính đổi mới và tính lan tỏa. Cùng với đó, các doanh nghiệp cần gắn bó sâu sắc chuyển đổi số với chiến lược và phát triển.

Hiện nay, chuyển đổi số, kinh tế số đang là xu thế của toàn cầu, là quá trình không thể đảo ngược. Với sự xuất hiện của cách mạng 4.0 và cú huých tái bùng phát của đại dịch, thế giới đang ở một điểm đột phá của quá trình chuyển đổi số, thúc đẩy nhanh chuyển đổi số. Đồng thời, quá trình chuyển đổi số cũng đưa ra cho doanh nghiệp nhiều thách thức liên quan đến các vấn đề như: vốn, công nghệ....

Cũng theo ông Võ Trí Thành, trên thực tế, nhiều doanh nghiệp bước đầu làm là sản phẩm, họ tạo ra thị phần, doanh thu từ đó họ dùng tiền đó để đầu tư. Ông Võ Trí Thành dẫn chứng: “Tập đoàn Vingroup khi chuyển sang lĩnh vực mới họ không vứt bỏ các lĩnh vực cũ của mình trước đó. Hay FPT họ có thể bán hết các cửa hàng nhưng họ không bán hết bởi đó là nguồn tiền thu để FPT dùng vào việc đổi mới sáng tạo và làm công nghệ số, đó là cách mà gắn với chiến lược của doanh nghiệp”.

Ông Võ Trí Thành cũng cho rằng, chưa khi nào Việt Nam có khát vọng phát triển gắn với Cách mạng công nghệ 4.0 và chuyển đổi số như hiện nay. Đặc biệt, không chỉ Chính phủ mà bản thân cộng đồng doanh nghiệp cũng dần thay đổi cách nhìn nhận về chuyển đổi số. Ông cũng cho biết, tại một hội thảo diễn ra 3 năm trước, khảo sát 300 doanh nghiệp thì có tới 70% doanh nghiệp không tin vào Cách mạng công nghệ 4.0, nhưng tại một khảo sát doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) diễn ra vào năm 2020, có tới 30% doanh nghiệp đã có đầu tư công nghệ, máy móc để chuyển đổi cách thức vận hành, sản xuất, kinh doanh. Điều đó cho thấy, chuyển đổi số không chỉ là nhu cầu của Chính phủ, mà còn là nhu cầu tất yếu của cộng đồng doanh nghiệp.

Tin liên quan

  • VCCI
    VIBOnline
    Trường đại học ngoại thương
    Trường Đại Học Luật
    VCCI