...

Tạo đà bứt phá

03 Tháng 2, 2021

Ông Nguyễn Đình Cung, Thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng nhấn mạnh, yếu tố quyết định đến động lực tăng trưởng cho giai đoạn 2021-2020 sẽ là chất lượng thể chế và việc phân bổ các nguồn lực.

Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện CIEM, Trọng tài viên VIAC

Là người chắp bút cho dự thảo phát triển kinh tế 2021-2030, xin ông cho biết đâu sẽ là các mục tiêu cụ thể về kinh tế cho giai đoạn này?

Về kinh tế, Dự thảo đặt mục tiêu rất rõ ràng, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân khoảng 7%/năm; GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đến năm 2030 đạt khoảng 7.500 USD/người. Cùng với đó, tỉ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo đạt khoảng 30% GDP, kinh tế số đạt khoảng 30% GDP.

Trong giai đoạn này, Việt Nam cũng phấn đấu là nước có tỉ lệ đô thị hoá đạt trên 50%; Tống đầu tư xã hội bình quân đạt 33 - 35% GDP; nợ công không quá 60% GDP.

Ngoài ra, Việt Nam cũng phấn đấu đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng đạt 50% và có tốc độ tăng năng suất lao động xã hội đạt trên 6,5%/năm. Đồng thời, giảm tiêu hao năng lượng tính trên đơn vị GDP ở mức 1-1,5%/năm.

Đây sẽ là những mục tiêu không đơn giản bởi coVID-19 không biết đến bao giờ mới hết, thưa ông?

COVID-19 tạo ra cú sốc cho kinh tế toàn cầu nhưng tôi tin rằng đó chỉ là câu chuyện trong ngắn hạn mà thôi. Do đó, trong dài hạn tôi vẫn muốn nhấn mạnh lại một lần nữa về việc phân bổ và huy động nguồn lực, nếu chúng ta phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả thì việc thực hiện tốt các chỉ tiêu kinh tế cũng như giữ được tốc độ tăng trưởng là điều hoàn toàn có thể đạt được.

Hiện tại, nguồn lực vẫn bị phân bổ theo hướng xin - cho, chưa đến được với những dự án, nhà đầu tư thực sự có hiệu quả, có năng lực. Nếu giải tỏa được điểm nghẽn cốt lõi này, các nguồn lực của nền kinh tế sẽ được kích hoạt.

"Nếu chúng ta phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả thì việc thực hiện tốt các chỉ tiêu kinh tế cũng như giữ được tốc độ tăng trưởng là điều hoàn toàn có thể đạt được."

Vậy, theo ông, làm thế nào để nguồn lực được phân bổ và sử dụng một cách hiệu quả?

Ở góc nhìn của mình, tôi cho rằng nếu mục tiêu hướng tới của cải cách là nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực thi phát triển thị trường các nhân tố sản xuất chính là trọng tâm trong viễn kiến cải cách. Thực tế, các thị trường này của chúng ta vẫn phát triển với nhiều méo mó, sai lệch, các tín hiệu thị trường bị chi phối nhiều bởi sự thất bại của thị trường, các vấn đề tồn tại trong cách xử lý của một số cơ quan nhà nước và tác động của các nhóm lợi ích, dẫn tới sự sai lệch tín hiệu thị trường, sai lệch trong phân bố và sử dụng nguồn lực.

Trong đó, chúng ta cần có những cải cách để xây dựng nền tảng thể chế cho việc vận hành thị trường quyền sử dụng đất, thay vì chỉ phát triển thị trường bất động sản. Phải xây dựng được thể chế để thị trường hóa, vốn hóa được tài sản quyền sử dụng đất của nông dân, phát triển cả thị trường thứ cấp và thị trường sơ cấp, chứ không chỉ có các quy định về thu hồi đất hay các biện pháp hành chính áp đặt khác.

Ngoài những vấn đề như ông nói, theo ông Việt Nam còn phải làm gì để tiếp tục duy trì mức tăng trưởng cao nhưng bền vững trong tương lai?

Để duy trì mức độ tăng trưởng cao và bền vững, thì chúng ta còn phải làm những việc sau:

Thứ nhất, tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia để từ đó tạo động lực cho khu vực kinh tế tư nhân ngày càng lớn mạnh. Khi và chỉ khi môi trường kinh doanh Việt Nam được cải thiện thì doanh nghiệp tư nhân trong nước mới có thể nhanh chóng lớn mạnh và trở thành trụ cột của nền kinh tế. Khi ấy, nền kinh tế Việt Nam mới có thể phát triển nhanh, bền vững và không phụ thuộc vào doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Vấn đề thứ hai cần quan tâm là làm sao để đầu tư công không chỉ là số lượng mà còn phải đảm bảo cả chất lượng. Để nguồn lực đầu tư công phân bổ hiệu quả, tôi đề xuất trong kế hoạch đầu công nếu còn giữ kể hoạch trung hạn thì chỉ nên giữ lại một số nội dung như tổng mức đầu tư, định hướng đầu tư ưu tiên. Cùng với đó việc xây dựng danh mục dự án để đưa vào kế hoạch đầu tư công nên là Việc làm liên tục, thường xuyên của các bộ và UBND các cấp chính quyền. Theo đó, họ cần được mở rộng quyền tự chủ và tăng trưa trách nhiệm trong việc phê duyệt đầu tư. Bên cạnh số lượng thì giải ngân đầu tư công phải chú trọng cả chất lượng. Việc cứ đẩy tiền ra thị trường mà không chú trọng đến chất lượng giải ngân thì không những sở gây áp lực lạm phát cho nền kinh tế vào những năm tiếp theo (dù lạm phát ở thời điểm này chưa lớn) mà còn tạo ra rủi ro nhiều hơn cho nền kinh tế. Vì vậy, giải ngại đầu tư công số lượng phải đi kèm chất lượng.

Xin cảm ơn ông!

Tin liên quan

  • VCCI
    VIBOnline
    Trường đại học ngoại thương
    Trường Đại Học Luật
    VCCI