Tin nổi bật

Tin nổi bật

VIAC gặp gỡ và trao đổi giúp tháo gỡ một số vấn đề pháp lý cho Chi hội dăm gỗ Việt Nam

VIAC gặp gỡ và trao đổi giúp tháo gỡ một số vấn đề pháp lý cho Chi hội dăm gỗ Việt Nam

23 Tháng 4, 2021

Ngày 20/04/2021 vừa qua, đại diện Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) đã có cuộc gặp gỡ, trao đổi nhằm hỗ trợ giải đáp một số vấn đề pháp lý mà doanh nghiệp hội viên Chi hội dăm gỗ Việt Nam, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam đang gặp phải trong thời gian gần đây.

Trọng tài viên VIAC Đào Ngọc Chuyền giữ chức Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP. Hà Nội nhiệm kỳ 2020 - 2025

Trọng tài viên VIAC Đào Ngọc Chuyền giữ chức Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP. Hà Nội nhiệm kỳ 2020 - 2025

12 Tháng 4, 2021

Ngày 10/4 vừa qua, Đại hội Đại biểu Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội đã tiến hành kiện toàn công tác nhân sự nhiệm kỳ X (2020 - 2025).

Cuộc thi “Vietnam CISG Pre-Moot 2021”

Cuộc thi “Vietnam CISG Pre-Moot 2021”

26 Tháng 2, 2021

Vietnam CISG Pre-Moot đã trở lại năm thứ 3 với chủ đề theo dòng thời sự - nCoVaccine -“C-right, be wise” mang thông điệp: Hãy luôn nhìn các vấn đề đặt ra dưới góc nhìn đa chiều và đúng đắn, bạn sẽ khám phá ra những điều mới mẻ và lý thú theo cách của riêng bạn! 

Tọa đàm Giải quyết tranh chấp trực tuyến và Giới thiệu Nền tảng hòa giải trực tuyến

Tọa đàm Giải quyết tranh chấp trực tuyến và Giới thiệu Nền tảng hòa giải trực tuyến

31 Tháng 3, 2021

Ứng dụng công nghệ vào một phần hoặc toàn bộ quy trình giải quyết tranh chấp được đánh giá là hướng đi tối ưu, đồng thời tận dụng tốt “giai đoạn vàng” chuyển đổi số.

Kiểm soát tập trung kinh tế trong giao dịch M&A - Những điểm cần chú ý khi khung pháp lý thay đổi

Kiểm soát tập trung kinh tế trong giao dịch M&A - Những điểm cần chú ý khi khung pháp lý thay đổi

22 Tháng 2, 2021

Mua lại và sáp nhập (M&A) là việc mua vốn hoặc tài sản trong doanh nghiệp mục tiêu đến mức có thể kiểm soát được doanh nghiệp này. Nhìn từ góc độ kinh doanh, có nhiều lý do để các doanh nghiệp tiến hành M&A như mở rộng danh mục đầu tư, hoàn thiện chuỗi sản xuất, loại bỏ đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Trên phương diện pháp lý, khung pháp lý điều chỉnh đối với hoạt động M&A sẽ bao gồm pháp luật về hợp đồng (như Bộ Luật dân sự, Luật Thương mại), pháp luật về đầu tư và doanh nghiệp (Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp) và tùy theo đối tượng của giao dịch M&A, có thể có Luật Chứng khoán, Luật Đất đai, v.v. Trong trường hợp các giao dịch M&A có tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh thì Luật Cạnh tranh sẽ điều chỉnh đối với giao dịch. Luật Cạnh tranh nhìn nhận M&A là hành vi tập trung kinh tế. Cụ thể hơn, tập trung kinh tế chịu sự điều chỉnh của Luật Cạnh tranh bao gồm: (1) Sáp nhập doanh nghiệp; (2) Hợp nhất doanh nghiệp; (3) Mua lại doanh nghiệp; (4) Liên doanh giữa các doanh nghiệp; và (5) Các hình thức tập trung kinh tế khác. Dưới những điều kiện nhất định, tập trung kinh tế có khả năng tạo ra các doanh nghiệp với quy mô lớn, thay đổi cấu trúc thị trường liên quan (vì tập trung kinh tế thường làm giảm số lượng doanh nghiệp trên thị trường liên quan) và từ đó tác động đến sự cạnh tranh trên thị trường. Vì lý do đó, kiểm soát tập trung kinh tế là một nhiệm vụ trọng tâm của Luật Cạnh tranh, ngoài nhiệm vụ chống độc quyền.

Điều kiện tiếp cận thị trường cho Nhà đầu tư nước ngoài theo Luật Đầu tư 2020 và ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam

Điều kiện tiếp cận thị trường cho Nhà đầu tư nước ngoài theo Luật Đầu tư 2020 và ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam

03 Tháng 2, 2021

Luật Đầu tư 2020 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2021 quy định nhiều điểm mới liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh nói chung và hoạt động đầu tư kinh doanh của nhà đầu tư nước ngoài nói riêng. Một trong những điểm mới nổi bật, được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao đó là việc các nhà làm luật đã thay đổi cách tiếp cận về điều kiện tiếp cận thị trường áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài . Bài viết dưới đây sẽ tập trung vào phân tích điểm mới quan trọng này và dự liệu tác động của nó đến hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam.

Các điểm mới quan trọng của quyền cổ đông trong Luật Doanh nghiệp 2020

Các điểm mới quan trọng của quyền cổ đông trong Luật Doanh nghiệp 2020

04 Tháng 2, 2021

Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 (“LDN 2020”) được Quốc hội thông qua ngày 17/06/2020 sẽ chính thức có hiệu lực vào ngày 01/01/2020 với nhiều nội dung sửa đổi trọng yếu so với Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 (“LDN 2014”). Nhìn lại quá trình ban hành và thực thi LDN 2014, phải ghi nhận những tiến bộ đáng kể trong việc tạo dựng hành lang pháp lý rõ ràng để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư, đặc biệt là cổ đông trong công ty cổ phần, một loại hình doanh nghiệp phổ biến trong nền kinh tế phát triển. Thực tế trong thời gian vừa qua, số lượng các vụ tranh chấp giữa (các) cổ đông nắm một số lượng cổ phần nhất định và người quản lý ngày càng tăng, đặc biệt liên quan đến quản trị doanh nghiệp, công khai minh bạch giao dịch với người có liên quan. LDN 2020 đã có một số thay đổi đáng lưu ý về quyền cổ đông trong công ty cổ phần nhằm tăng cường bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư trong loại hình doanh nghiệp này. Dưới đây là tóm tắt một số điểm đổi mới đáng lưu ý của LDN 2020 so với LDN 2014 về vấn đề này.

Ấn phẩm điện tử nhận định điểm mới của Luật phát hành Tháng 01/2021

Ấn phẩm điện tử nhận định điểm mới của Luật phát hành Tháng 01/2021

28 Tháng 1, 2021

Ấn phẩm đầu năm của VIAC đã chính thức được ra mắt, với những bài viết đến từ các tác giả có uy tín trong ngành Luật. Bên cạnh việc mang lại cho doanh nghiệp Việt Nam cái nhìn tổng quan về những thay đổi về luật, VIAC hi vọng ấn phẩm này sẽ cung cấp cho các doanh nghiệp những kiến thức cần thiết để bứt phá trong năm mới 2021, phục hồi sau một năm gặp khó khăn do dịch Covid-1 9.

Hủy phán quyết trọng tài vì vi phạm thủ tục tố tụng: Đâu là sự khác biệt giữa Công ước New York và Công ước ICSID?

Hủy phán quyết trọng tài vì vi phạm thủ tục tố tụng: Đâu là sự khác biệt giữa Công ước New York và Công ước ICSID?

15 Tháng 1, 2021

Trong hoạt động thương mại, đầu tư quốc tế, các bên tranh chấp thường tìm đến trọng tài như là phương thức giải quyết tranh chấp thay thế cho phương thức giải quyết tranh chấp bằng tòa án – cơ quan nhà nước có thẩm quyền của một quốc gia bởi vì trọng tài có thể là phương thức tối ưu cho phép các bên tranh chấp, bằng văn bản, ghi nhận tối đa quyền lựa chọn một hoặc một vài cá nhân, không nhân danh cơ quan nhà nước, không nhân danh quyền lực nhà nước (có thể gọi là các bên tư nhân) để giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, để phòng ngừa khả năng trọng tài “tư nhân hóa” công bằng xã hội, [1] Công ước New York và Công ước ICSID xác lập nguyên tắc nguyên tắc hủy phán quyết trọng tài khi phán quyết đó được ban hành bởi hội đồng trọng tài vi phạm thủ tục tố tụng. Vấn đề đặt ra là vi phạm quy tắc tố tụng nào và vi phạm ở mức nào thì phán quyết trọng tài thương mại, đầu tư sẽ bị hủy. Trong phạm vi bài viết, tác giả phân tích lý luận và thực tiễn về việc hủy phán quyết trọng tài do vi phạm thủ tục tố tụng theo Công ước New York và Công ước ICSID.

  • VCCI
    VIBOnline
    Trường đại học ngoại thương
    Trường Đại Học Luật
    VCCI