Tình tiết sự kiện:
Công ty B (Nguyên đơn) và Công ty L (Bị đơn) xác lập hợp đồng dịch vụ bảo trì và quản lý nhà xưởng. Sau đó, Nguyên đơn cho rằng hợp đồng này vô hiệu do Bị đơn không có chức năng kinh doanh dịch vụ quản lý bất động sản. Tuy nhiên, quan điểm này không được Hội đồng Trọng tài chấp nhận.
Bài học kinh nghiệm:
Trong thực tế kinh doanh, đôi khi gặp hoàn cảnh theo đó một bên trong hợp đồng cho rằng hợp đồng vô hiệu vì hợp đồng này không nằm trong nội dung đăng ký kinh doanh của đối tác. Liệu hợp đồng có vô hiệu vì lý do vừa nêu?
Trong vụ việc trên, Nguyên đơn cho rằng hợp đồng trên bị vô hiệu do Bị đơn không có chức năng kinh doanh dịch vụ quản lý bất động sản nên Nguyên đơn yêu cầu Bị đơn hoàn trả số tiền đã thanh toán đối với hợp đồng này. Về phía mình, sau khi khẳng định có thẩm quyền[1], Hội đồng Trọng tài xác định hợp đồng có tranh chấp không vô hiệu.
Cụ thể, theo Hội đồng Trọng tài, “tên gọi của hợp đồng là hợp đồng dịch vụ bảo trì và quản lý nhà xưởng và trong phần Ngành, Nghề kinh doanh của Bị đơn (Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có trong Hồ sơ) có liệt kê kinh doanh bất động sản trong khi đó theo khoản 1 và 3 Điều 4 Luật kinh doanh bất động sản năm 2006 “hoạt động kinh doanh bất động sản bao gồm kinh doanh bất động sản và kinh doanh dịch vụ bất động sản” và “kinh doanh dịch vụ bất động sản là các hoạt động hỗ trợ kinh doanh bất động sản và thị trường bất động sản, bao gồm các dịch vụ môi giới bất động sản, định giá bất động sản, sàn giao dịch bất động sản, tư vấn bất động sản, đấu giá bất động sản, quảng cáo bất động sản, quản lý bất động sản”. Do đó, hợp đồng phù hợp với chức năng hoạt động của Bị đơn. Ngay cả khi hoạt động quản lý bất động sản không có trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của Bị đơn, Hội đồng Trọng tài xét thấy phạm vi các công việc mà Bị đơn phải thực hiện theo khoản 1.2 Điều 1 của hợp đồng số 03/0210/HDQL bao gồm các công việc: (i) Sửa chữa và thay mới lại hệ thống mái tôn nhà xưởng cho Nguyên đơn, (ii) Sơn nước mới lại toàn bộ hệ thống tường, trần nhà xưởng từ trong và ngoài nhà xưởng, (iii) Sửa chữa mới lại lớp bông cách nhiệt trần nhà xưởng cho Nguyên đơn và (iv) Thiết kế mới, thẩm duyệt mới, xây dựng mới và nghiệm thu mới lại hệ thống phòng cháy chữa cháy không phải là các công việc thuộc phạm vi dịch vụ quản lý bất động sản theo khoản 11 Điều 4 của Luật kinh doanh bất động sản năm 2006. Do đó, Hội đồng Trọng tài cho rằng lập luận của Bị đơn, tại Bản tự bảo vệ đề ngày 08/03/2014, cho rằng hợp đồng thực chất là hợp đồng thi công xây dựng công trình là đối tượng bị điều chỉnh bởi Luật Xây dựng năm 2003 và phù hợp với ngành nghề hoạt động Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp. Thi công lắp đặt nhà xưởng, nhà tiền chế trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ngày 30/10/2010 của Bị đơn là hoàn toàn có cơ sở. Như vậy, hợp đồng không vi phạm điều cấm, không trái đạo đức xã hội, có hình thức và người ký phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam. Từ các lập luận trên, Hội đồng Trọng tài xét thấy không có căn cứ để chấp thuận quan điểm, lập luận của Nguyên đơn cho rằng hợp đồng bị vô hiệu”.
Ở vụ việc trên, Hội đồng Trọng tài xác định giao dịch mà Bị đơn xác lập thuộc phạm vi đăng ký của Bị đơn nên không vô hiệu. Khi doanh nghiệp xác lập giao dịch nằm trong khuôn khổ của đăng ký kinh doanh thì giao dịch này không bị ảnh hưởng bởi các quy định về đăng ký. Hướng giải quyết tương tự, khi xác lập giao dịch, nội dung của giao dịch chưa được đăng ký nhưng sau đó doanh nghiệp đã đăng ký bổ sung. Vì thế, doanh nghiệp nên bổ sung nội dung đăng ký khi cần thiết để bảo đảm không bị khiếu nại.
Về mối quan hệ giữa đăng ký kinh doanh và hiệu lực của hợp đồng, doanh nghiệp nên biết thêm rằng trong thực tiễn xét xử có Tòa án đã theo hướng ngay cả khi hợp đồng không thuộc phạm vi nội dung đăng ký thì, về nguyên tắc, hợp đồng không vô hiệu vì thông thường yêu cầu đăng ký chỉ mang tính chất quản lý hành chính nên không ảnh hưởng tới hiệu lực của hợp đồng[2].
*Tuyên bố bảo lưu: Bài viết được đăng tải với mục tiêu cung cấp thông tin có giá trị tham khảo đối với các Trọng tài viên, các bên tranh chấp, những người tham gia tố tụng trọng tài cũng như những người đang nghiên cứu và tìm hiểu về phương thức trọng tài thương mại và không có bất kỳ mối liên hệ hay có mục đích nhằm thể hiện ý kiến, quan điểm của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC). Mọi sự dẫn chiếu, trích dẫn từ bên thứ ba bất kỳ đến một phần hoặc toàn bộ nội dung tại bài viết này đều không có giá trị và không được VIAC thừa nhận.
[1] Theo Hội đồng Trọng tài, “Bộ luật dân sự năm 2005 quy định tòa án có thẩm quyền tuyên bố hợp đồng vô hiệu (Điều 132, Điều 134, Điều 136). Tuy nhiên, Bộ luật dân sự năm 2005 không quy định chỉ tòa án mới có thẩm quyền giải quyết yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu cũng như hệ quả của hợp đồng vô hiệu trong khi đó, theo Điều 19 Luật Trọng tài thương mại năm 2010 qui định “thoả thuận trọng tài hoàn toàn độc lập với hợp đồng. Việc thay đổi, gia hạn, hủy bỏ hợp đồng, hợp đồng vô hiệu hoặc không thể thực hiện được không làm mất hiệu lực của thoả thuận trọng tài” (tương đương với Điều 11 Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003). Với quy định này, Luật đã thừa nhận thỏa thuận trọng tài vẫn có giá trị pháp lý ngay cả khi hợp đồng có tranh chấp (trong đó có thỏa thuận trọng tài) vô hiệu và điều đó có nghĩa là Hội đồng Trọng tài được thành lập trên cơ sở thỏa thuận trọng tài sẽ có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp ngay cả đối với yêu cầu về hợp đồng vô hiệu”.
[2] Xem Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam - Bản án và bình luận bản án, Sđd, Bản án số 108 - 111, Bản án số 95 - 97.
Trọng tài (Arbitration) và cụ thể hơn là trọng tài thương mại (Commercial Arbitration) là phương thức giải quyết tranh chấp (Tranh chấp ở đây là các tranh chấp kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết bằng trọng tài theo quy định tại Điều 2 Luật Trọng tài thương mại 2010) do các bên thỏa thuận, có thể được sử dụng thay thế cho phương thức giải quyết tranh chấp truyền thống bằng Tòa án.
Xuất phát từ những nguyên tắc giải quyết tranh chấp của mình thì trọng tài thể hiện rất nhiều ưu điểm vượt trội, mang lại nhiều lợi ích cho các bên khi có tranh chấp trong hoạt động kinh doanh, thương mại.
Cơ chế giải quyết tranh chấp bằng trọng tài adhoc tại các Trung tâm Trọng tài nói chung và VIAC nói riêng đã tạo thêm một phương thức giải quyết tranh chấp lựa chọn, đáp ứng tối đa nhu cầu giải quyết tranh chấp của các bên tại Việt Nam.
2016 là một năm quan trọng đối với trọng tài quốc tế với rất nhiều sự kiện nổi bật, điển hình là việc Chánh án Tòa án Hoàng gia Tư pháp Anh và xứ Wales (Lord Chief Justice of England and Wales) thách thức tính hợp phát của trọng tài quốc tế trong khi cựu Chánh án tòa tối cao Úc (Robert French AC) lại đứng ra bảo vệ sự tồn tại của song song trọng tài quốc tế với tòa thương mại.
Ở Việt Nam, môi trường đầu tư kinh doanh ngày càng nâng cao. Chỉ trong 7 tháng đầu năm 2017, nước ta đã thu hút trên 22 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài, tăng 52% so với cùng kỳ năm 2016.
Tại Indonesia, đã rất nhiều lần xảy ra tình huống quy trình tố tụng tại Tòa án trong nước và tố tụng tại trung tâm trọng tài nước ngoài diễn ra đồng thời đối với cùng một tranh chấp. Trong một vài trường hợp, khi có yêu cầu của Nguyên đơn, Tòa trọng tài nước ngoài đã phải ban hành lệnh cấm khởi kiện đối với Bị đơn, bên đã khởi kiện để bắt đầu tố tụng tại Tòa án nội địa.
Việc giải quyết tranh chấp tín dụng ngoài điểm giống về phương thức giải quyết tranh chấp thì còn có nhiều điểm khác biệt so với các tranh chấp dân sự hoặc kinh doanh, thương mại nói chung, trong đó có các loại lãi suất thời hiện khởi kiện.
Có nhiều cách thức để giải quyết một tranh chấp. Với cùng một đích đến là phán quyết/quyết định có hiệu lực, các bên có thể đưa tranh chấp ra tòa án nếu họ muốn tranh chấp được phân xử theo hướng ràng buộc và có thể đưa đến một Hội đồng Trọng tài (HĐTT) chuyên biệt nếu các bên muốn được tối đa hóa sự thỏa thuận của các bên và phần nào chủ động được kết quả giải quyết tranh chấp.
Theo nghĩa rộng, “phương thức giải quyết tranh chấp thay thế” được hiểu là một “sự thay thế” cho thủ tục thông thường của Tòa án.
Nhật ký làm hàng (Statement of Facts – SOF) là một tài liệu quan trọng nhưng việc bỏ sót hoặc ghi chú không phù hợp trên chứng từ này có thể dẫn đến tranh chấp với những kết quả bất ngờ về số tiền phạt. Vụ kiện dưới đây được giải quyết tại một trung tâm trọng tài là một trường hợp đáng lưu ý đối với người thuê vận chuyển và bạn đọc quan tâm đến vấn đề này.
Trong tranh chấp bảo hiểm, chúng ta thường xuyên thấy xuất hiện của tổ chức giám định trên cơ sở đề nghị của bên bảo hiểm. Từ đó, câu hỏi đặt ra là tổ chức này có vai trò gì trong việc xác định sự kiện được bảo hiểm không?
Thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là nền tảng cho trọng tài quốc tế, nó ghi nhận sự đồng thuận của các bên trong việc đưa vụ tranh chấp ra trọng tài – sự đồng thuận này là không thể thiếu trong bất cứ quá trình giải quyết tranh chấp ngoài tòa án nào.
Thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là nền tảng cho trọng tài quốc tế. Nó ghi nhận sự đồng thuận của các bên trong việc đưa vụ tranh chấp ra trọng tài và sự đồng thuận là yếu tố không thể thiếu trong bất cứ quá trình giải quyết tranh chấp ngoài tòa án nào.
Khái niệm tính độc lập của điều khoản trọng tài (hay sự tự chủ của điều khoản trọng tài ở một số hệ thống luật khác) có nghĩa là điều khoản trọng tài trong một hợp đồng sẽ được coi là tách biệt so với hợp đồng chính có chứa điều khoản trọng tài đó, và do đó, vẫn tồn tại khi hợp đồng bị chấm dứt.
Thông thường một thủ tục trọng tài để giải quyết tranh chấp sẽ không kết thúc mà không có ít nhất một phiên họp ngắn trong đó các bên trình bày trực tiếp trước hội đồng trọng tài và hội đồng trọng tài làm rõ các vấn đề được đệ trình trong các chứng cứ, văn bản của người làm chứng.
Những khiếm khuyết thường gặp trong một thỏa thuận trọng tài bao gồm lỗi thiếu nhất quán, thiếu rõ ràng và thiếu tính khả thi. Các lập luận về việc liệu một thỏa thuận trọng tài bao gồm một hoặc nhiều lỗi như trên có thể được nêu ra trong nhiều trường hợp.
Theo ông Châu Việt Bắc, Phó Tổng Thư ký Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), Phụ trách chi nhánh VIAC Tp.HCM, xuất phát từ nhu cầu cung ứng, sử dụng bất động sản (BĐS) của doanh nghiệp (DN), cá nhân, tranh chấp trong lĩnh vực này cũng có dấu hiệu gia tăng và diễn biến phức tạp dưới nhiều dạng thức khác nhau.
Cùng với tiến trình Việt Nam hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới, sự gia tăng lựa chọn của doanh nghiệp Việt Nam đối với phương thức giải quyết tranh chấp ngoài tòa án, các vụ việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại cũng tăng lên.
Luật Trọng tài thương mại (“Luật TTTM”) đã được thông qua năm 2010. Đây là một bước tiến lớn của Việt Nam trong việc phát triển hoạt động trọng tài.
Doug Jones, một trưởng lão trong làng trọng tài quốc tế, kể với tôi rằng qua một lần dự hội thảo tại Đà Nẵng, ngoài bờ biển rất đẹp và những món đồ ăn Việt Nam hấp dẫn đến khó cưỡng, ông ấy rất ấn tượng với các trọng tài viên trẻ tuổi, các thư ký VIAC, họ nhanh nhẹn, giỏi giang, đầy sự tự tin và khao khát làm cho trọng tài Việt Nam ngày càng giống, sánh vai được với trọng tài đẳng cấp nước ngoài.
Do những softlaw này không phải là các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành bởi các quốc gia có chủ quyền như Luật trọng tài thương mại 2010 nên đều có đặc trưng chung là không có giá trị pháp lý ràng buộc mà chỉ có ý nghĩa tham khảo.
Ngày nay, nền kinh tế số ngày càng phát triển, thỏa thuận điện tử trên các trang mạng trực tuyến ngày càng trở nên phổ biến, giá trị pháp lý của việc xác lập các điều khoản và điều kiện dịch vụ khi truy cập website (browse-wrap) và nhấp chuột (click-wrap), được đặc biệt quan tâm. Bài viết dưới đây phân tích một số khía cạnh pháp lý của giao kết thỏa thuận trực tuyến, đặc biệt là việc xác lập thỏa thuận trọng tài thông qua các hình thức browse-wrap và click-wrap.
Dù lựa chọn đưa tranh chấp ra trọng tài hay Toà án để giải quyết, khi một bên trong tranh chấp có nghĩa vụ phải chứng minh cho các quan điểm, lập luận hay yêu cầu của mình thì nghĩa vụ chứng minh thường được thực hiện bằng việc trình ra trước Hội đồng trọng tài (HĐTT) hay Hội đồng xét xử các chứng cứ ở nhiều dạng thức khác nhau: chứng cứ văn bản, dạng dữ liệu điện tử, bản ghi âm, ghi hình, lời chứng của nhân chứng, vv..vv.
Trong hoạt động thương mại, đầu tư quốc tế, các bên tranh chấp thường tìm đến trọng tài như là phương thức giải quyết tranh chấp thay thế cho phương thức giải quyết tranh chấp bằng tòa án – cơ quan nhà nước có thẩm quyền của một quốc gia bởi vì trọng tài có thể là phương thức tối ưu cho phép các bên tranh chấp, bằng văn bản, ghi nhận tối đa quyền lựa chọn một hoặc một vài cá nhân, không nhân danh cơ quan nhà nước, không nhân danh quyền lực nhà nước (có thể gọi là các bên tư nhân) để giải quyết tranh chấp.
Nợ và thanh toán nợ trực tiếp hoặc có bên thứ ba tham gia thanh toán là việc bình thường. Tuy vậy, không làm rõ và yêu cầu xác nhận phù hợp có thể dẫn đến tranh chấp phức tạp tuy số tiền không lớn như vụ kiện dưới đây để bạn đọc tham khảo.
Luật TTTM được ban hành đã khắc phục được các bất cập của Pháp lệnh TTTM 2003, tiếp thu các tiêu chuẩn và thực tiễn pháp luật trọng tài quốc tế, thúc đẩy trọng tài trở thành một phương thức giải quyết tranh chấp hiệu quả, cụ thể:
Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người được doanh nghiệp bảo hiểm uỷ quyền thực hiện việc giám định tổn thất để xác định nguyên nhân và mức độ tổn thất..." (khoản 1 Điều 48 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000).
Tồn tại một hợp đồng mua bán được xác lập năm 2009 giữa Công ty Đài Loan, Trung Quốc (Nguyên đơn - Bên bán) và Công ty Việt Nam (Bị đơn - Bên mua).
Công ty Slovenia (Nguyên đơn - Bên bán) và Công ty Việt Nam (Bị đơn - Bên mua) ký hợp đồng 05 năm, mỗi năm với số lượng hàng cụ thể, giá cụ thể.
Hàng hoá có thể được thu gom, phân lô, đóng gói, phân loại, tập hợp trong một khoảng thời gian nhất định trước khi đưa lên xe đầu kéo để vận chuyển đến người nhận hàng. Tranh chấp về thời gian làm những việc này có thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm hay không là một vấn đề đáng lưu ý qua vụ kiện dưới đây (theo tài liệu của một hãng luật nước ngoài) để bạn đọc tham khảo.
Công ty Indonesia (Nguyên đơn) ký hợp đồng dịch vụ pháp lý với Công ty Việt Nam (Bị đơn) để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nguyên đơn trong vụ tranh chấp kinh doanh thương mại với một công ty của Việt Nam tại Tòa án Việt Nam. Sau khi kết thúc giai đoạn phúc thẩm, Bị đơn gửi Nguyên đơn một dự thảo hợp đồng dịch vụ pháp lý cho giai đoạn giám đốc thẩm. Theo Hội đồng Trọng tài, giữa các Bên có thể tồn tại hợp đồng dịch vụ pháp lý mới.
Công ty P (Nguyên đơn - Bên bán) và Công ty H (Bị đơn - Bên mua) có tranh chấp về hợp đồng mua bán thép xây dựng do chi nhánh của Bị đơn xác lập. Theo Hội đồng Trọng tài, hợp đồng này ràng buộc Bị đơn.
Công ty Hồng Kông (Nguyên đơn) lập giấy ủy quyền để cho cá nhân là Luật sư Q thuộc Văn phòng luật sư L (Người đại diện) tiến hành giao dịch với Công ty Việt Nam (Bị đơn). Thực tế, một thỏa thuận đã được xác lập giữa Nguyên đơn và Bị đơn thông qua người đại diện. Theo Hội đồng Trọng tài, chủ thể đại diện cho Nguyên đơn là cá nhân Luật sư Q, chứ không phải là Văn phòng luật sư L.
Công ty Cyprus (Nguyên đơn) xác lập hợp đồng với Công ty Việt Nam (Bị đơn). Trong phần đại diện, Công ty Việt Nam có Phó tổng giám đốc nhưng không thấy thể hiện có giấy ủy quyền. Mặc dù vậy, Hội đồng Trọng tài vẫn khẳng định giao dịch này ràng buộc Bị đơn.
Thực tế, hợp đồng có sử dụng ngoại tệ như để tính toán khá phổ biến. Ở đây, Nguyên đơn và Bị đơn đã ký hợp đồng mua bán máy móc, thiết bị với đồng tiền thanh toán là đồng tiền Việt Nam, giá tạm tính được quy đổi từ đơn giá tính toán bằng USD. Hội đồng Trọng tài xác định hợp đồng này chịu sự điều chỉnh của Bộ luật dân sự năm 2015 và không thuộc trường hợp vi phạm điều cấm làm cho hợp đồng vô hiệu.
Năm 2011, Nguyên đơn và Bị đơn ký hợp đồng thuê nhà xưởng. Năm 2014, hai bên ký lại hợp đồng trong đó có nội dung giá thuê; đặt cọc. Cụ thể, “Giá thuê bằng đồng Việt Nam tương đương 19.000 USD một tháng theo tỷ giá ngoại tệ bán ra do Ngân hàng Việt Nam công bố tại thời điểm thanh toán”, “Bên B (Nguyên đơn) sẽ đặt cọc bằng đồng tiền Việt Nam tương đương 60.000 USD theo tỷ giá ngoại tệ bán ra tại thời điểm đặt cọc do Ngân hàng Việt Nam công bố” . Hội đồng Trọng tài xác định hợp đồng vô hiệu nhưng chỉ vô hiệu một phần.
Nguyên đơn và Bị đơn đã xác lập hợp đồng nhượng quyền thương mại. Tuy nhiên, Hội đồng Trọng tài “ xét thấy hợp đồng nhượng quyền thương mại được ký kết giữa Nguyên đơn và Bị đơn vô hiệu toàn bộ do không thỏa mãn các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự ”. Từ đó, Hội đồng Trọng tài giải quyết hệ quả liên quan đến hợp đồng vô hiệu trong đó có việc các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
Công ty Tây Ban Nha (Nguyên đơn - Bên mua) xác lập hợp đồng với Công ty Việt Nam (Bị đơn - Bên bán) để mua cá (hợp đồng ký ngày 29/09/2010). Sau đó các bên có tranh chấp và Bị đơn cho rằng Nguyên đơn không có tư cách pháp nhân nên hợp đồng không có giá trị. Tuy nhiên, Hội đồng Trọng tài xác định Nguyên đơn có tư cách pháp nhân.
Tồn tại một hợp đồng mua bán giữa Công ty Đài Loan (Nguyên đơn - Bên bán) và Công ty Việt Nam (Bị đơn - Bên mua). Về phía Bên mua có đại diện là ông D nhưng lại không có con dấu của Công ty Việt Nam. Mặc dù vậy, Hội đồng Trọng tài xác định hợp đồng vẫn ràng buộc các Bên.
Công ty B (Nguyên đơn) và Công ty L (Bị đơn) xác lập hợp đồng dịch vụ bảo trì và quản lý nhà xưởng. Sau đó, Nguyên đơn cho rằng hợp đồng này vô hiệu do Bị đơn không có chức năng kinh doanh dịch vụ quản lý bất động sản. Tuy nhiên, quan điểm này không được Hội đồng Trọng tài chấp nhận.
Tình tiết sự kiện : Công ty Việt Nam (Nguyên đơn - Bên mua) ký 03 hợp đồng mua bán hạt điều khô chưa bóc vỏ với Công ty Singapore (Bị đơn - Bên bán). Liên quan đến hợp đồng số 004 có 772 bao hàng bị hư hỏng nặng, mọc mầm. Về hướng giải quyết hệ quả của hàng hóa không đúng hợp đồng, Hội đồng Trọng tài đã cho rằng một bên vi phạm các nguyên tắc thực hiện hợp đồng.
Tình tiết sự kiện : Công ty Hoa Kỳ (Bị đơn) đã xác lập hợp đồng với Công ty Việt Nam (Nguyên đơn) và sau đó hai bên có phát sinh tranh chấp. Tranh chấp đã được Hội đồng Trọng tài giải quyết mà không có sự tham gia của Bị đơn và theo đó Bị đơn là bên thua kiện.
Tình tiết sự kiện: Thực tế, hợp đồng có sử dụng ngoại tệ như để tính toán khá phổ biến. Ở đây, Nguyên đơn và Bị đơn đã ký hợp đồng mua bán máy móc, thiết bị với đồng tiền thanh toán là đồng tiền Việt Nam, giá tạm tính được quy đổi từ đơn giá tính toán bằng USD. Hội đồng Trọng tài xác định hợp đồng này chịu sự điều chỉnh của Bộ luật dân sự năm 2015 và không thuộc trường hợp vi phạm điều cấm làm cho hợp đồng vô hiệu.
Cơ chế “tài trợ của bên thứ ba” (third party funding – TPF) là một trong những cơ chế tài chính pháp lý nhận được sự quan tâm từ cộng đồng luật và trọng tài quốc tế. TPF được thiết kế nhằm cho phép một bên thứ ba – không phải bên liên quan trực tiếp trong vụ kiện (tại tòa án hoặc trọng tài) – tham gia cấp tài chính cho một bên nguyên đơn hoặc bị đơn vốn không có đủ nguồn lực theo đuổi vụ kiện của mình.
Quy tắc Tố tụng bổ sung, sửa đổi các ICC (có hiệu lực từ ngày 01/01/2021) bổ sung các quy định mới với nỗ lực duy trì cơ chế trọng tài minh bạch thông qua việc bảo đảm sự độc lập và công bằng của Hội đồng trọng tài. Điển hình như quy định về tiết lộ những thỏa thuận TPF cho Tổng thư ký của ICC, Hội đồng trọng tài và các bên liên quan khác. Điều 11.7 của Quy tắc ICC 2021 quy định:
Nội dung của Chủ đề 01 xoay quanh hai nội dung chính về một số yêu cầu, tiêu chuẩn đối với Trọng tài viên Quốc tế & Luật sư tranh tụng trọng tài Quốc tế; Sơ lược về “Nghề Trọng tài viên” tại Việt Nam và trên thế giới cùng với đó là những chia sẻ từ thực tiễn hành nghề Trọng tài viên chuyên nghiệp tại Việt Nam và Trọng tài viên quốc tế người Việt Nam – cùng các dự đoán, gợi ý về phương hướng phát triển nghề trọng tài viên tại Việt Nam.
Tiếp nối thành công của chủ đề số 01, chủ đề 02 của chuỗi Hội thảo trực tuyến về trọng tài VAS do trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam tổ chức thường niên được tiếp tục diễn ra vào ngày 21/04/2021 với sự góp mặt của các diễn giả: Ls. Nguyễn Mạnh Dũng | Chủ tịch Công ty Luật TNHH Tư Vấn Độc Lập (Dzungsrt & Associates LLC), Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC); L s. Doãn Nhật Minh | Luật sư cộng sự cao cấp, Công ty Luật TNHH VILAF (Hồng Đức); Ls. Lưu Ngọc Quang | Phó trưởng phòng Ban thư ký, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC). Tại buổi tọa đàm, các diễn giả đã có cơ hội trao đổi về thẩm quyền & nhiệm vụ của Trọng tài viên & Hội đồng trọng tài trong trọng tài thương mại quốc tế cũng như các hoạt động này trên thực tiễn và góp ý dưới góc nhìn của các luật sư.
Trong các buổi hội thảo trước, vấn đề về Thẩm quyền, nhiệm vụ cũng như vai trò chức năng của Trọng tài viên & Hội đồng trọng tài đã được các diễn giả sôi nổi thảo luận, trong đó chú trọng thảo luận về các tiêu chí chính của Trọng tài viên và Luật sư tư vấn trong lĩnh vực trọng tài. Và để hiểu thêm về tiêu chí đối với Trọng tài viên - nội dung đã được thảo luận tại hội thảo trực tuyến trước, VIAC đã tổ chức buổi hội thảo trực tuyến với chủ đề: Xung đột vai trò trong trọng tài – Tính hai mặt của vấn đ ề ( Double hatting in arbitration: Look at the both sides of the coin ) . Đây là chủ đề hấp dẫn và cũng là một hiện tượng khá phổ biến ở một khu vực có nền trọng tài tương đối trẻ như Việt Nam.
Phán quyết trọng tài là lý do mà các bên tìm đến tố tụng trọng tài, vì vậy, quá trình nghị án và soạn thảo phán quyết của hội đồng trọng tài là một quá trình rất được quan tâm. Nhằm giúp quý vị có thêm thông tin về hoạt động nghị án trong tố tụng trọng tài tại Việt Nam, chủ đề 04 của chuỗi VAS 2022 đã được tổ chức và được dẫn đề bởi PGS. TS. Phạm Duy Nghĩa | Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Đào tạo Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIART), Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), Ông Nguyễn Công Phú | Cố vấn cấp cao Công ty Luật TNHH LNT & Partner, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) và Ông Huỳnh Đăng Hiếu | Phó Trưởng phòng Ban Thư ký Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC).
Bước vào kỷ nguyên số hoá, mọi khía cạnh trong cuộc sống đều đang trên đà phát triển để tận dụng và thích ứng với sự tiến bộ của công nghệ thông tin, tố tụng trọng tài cũng không phải ngoại lệ. Tuy nhiên, việc phát triển để thích ứng không chỉ nằm trong vấn đề phát triển công nghệ và cơ sở vật chất trở thành những công cụ tiện ích cho thủ tục trọng tài trực tuyến, mà còn phải hướng tới việc bồi dưỡng, phát triển con người sử dụng những công cụ tiện ích đó.
Sáng 28/7, tại Trụ sở Trung ương Hội Luật gia Việt Nam, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam Nguyễn Văn Quyền chủ trì phiên họp lần thứ 2 Ban biên tập hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Trọng tài Thương mại.